Có bao nhiêu loại phí, khoản tiền phải đóng trong trường mầm non hiện nay?
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư".Nàng Vanessa làm trend makeup 'hắc hoá' lên ngôi, hội sao Hàn bắt kịp ngay
Như Thanh Niên đã thông tin từ tháng 10.2024, hoạt động đạp pedalo (đạp vịt) ngắm cảnh, thư giãn trên thắng cảnh hồ Xuân Hương mang tính biểu tượng của du lịch Đà Lạt tồn tại suốt 30 năm qua, phải dừng hoạt động.Vì thế, từ Festival Hoa Đà Lạt 2024 đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đến nay, du khách đến với phố núi Đà Lạt cảm thấy… hụt hẫng khi trên hồ Xuân Hương không còn dịch vụ đạp vịt để trải nghiệm. Hàng chục chiếc pedalo xếp hàng ngay ngắn, đậu dọc bến thuyền (đầu đường Đinh Tiên Hoàng) và ở ven hồ bên nhà hàng Thủy Tạ vẫn đang chờ được hoạt động trở lại.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, khi nào hoạt động đạp pedalo trên hồ Xuân Hương được hoạt động trở lại?Ngày 25.2, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết căn cứ Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ, thì hoạt động pedalo trên hồ Xuân Hương chỉ được hoạt động trở lại khi đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý được phê duyệt. Hồ sơ cấp phép khai thác dịch vụ thủy lợi do đơn vị được lựa chọn cung cấp dịch vụ (sau khi đề án được duyệt), tổ chức lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp tỉnh). Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay cơ quan được giao trực tiếp quản lý các hồ đập trên địa bàn TP.Đà Lạt là Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt. Đơn vị này đã xây dựng và hoàn thiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn TP.Đà Lạt quản lý (Tờ trình số 05/TTr-TTQLĐTKTCTTL ngày 19.2.2025). Do đó, UBND TP.Đà Lạt đang giao cho Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt nghiên cứu các quy định và tình hình thực tế để thẩm định trình UBND TP.Đà Lạt xem xét phê duyệt theo quy định và thẩm quyền trong tháng 3.2025.Tương tự, tại hồ Tuyền Lâm (KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm), TP.Đà Lạt, từ đầu năm 2024, dịch vụ du thuyền và đạp pedalo cũng bị "cấm cửa". Du khách đến đây chỉ biết ngắm cảnh, chụp hình, viếng Chùa (Thiền viện Trúc Lâm) rồi về. Nhiều đoàn du khách muốn trải nghiệm du thuyền để khám phá cảnh đẹp hùng vĩ, thơ mộng của mây trời, non nước của KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm như trước cũng không thể thực hiện.Theo Ban quản lý KDL quốc gia hồ Tuyền Lâm, vì chủ trương thay đổi cơ chế quản lý và khai thác mặt nước của chính quyền địa phương. Do đó, tháng 4.2024, Ban có thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động của HTX du thuyền vì tỉnh Lâm Đồng chưa có đề án và cơ chế về loại hình cho thuê mặt nước nên đành phải chờ làm đề án, đấu thầu thì mới có thể hoạt động du thuyền trên mặt hồ Tuyền Lâm trở lại.Xin nói thêm dịch vụ đạp pedalo trên hồ Xuân Hương và du thuyền trên hồ Tuyền Lâm được hình thành và tồn tại từ những năm 90 thế kỷ trước. Hơn 30 năm hoạt động chưa xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào. Thiết nghĩ để du lịch Đà Lạt hấp dẫn du khách, đa dạng các sản phẩm du lịch, các cấp chính quyền cần sớm tạo điều kiện để các dịch vụ phục vụ du khách như nói trên sớm hoạt động trở lại.
Võ Lâm Nhàn Hiệp VNG chính thức ra mắt hôm nay 2.2
U.22 Indonesia đang nhắm tới ứng viên chất lượng cho vị trí HLV trưởng tại SEA Games 33. Ông Indra Sjafri nhiều khả năng không còn đảm nhiệm cương vị "thuyền trưởng", mà nhường chỗ cho HLV Gerald Vanenburg, cái tên mới mẻ trong làng huấn luyện ở khu vực Đông Nam Á.Gerard Vanenburg không phải gương mặt xa lạ với người hâm mộ bóng đá Hà Lan. Ở đỉnh cao sự nghiệp, Vanenburg từng khoác áo những đội bóng tiếng tăm như Ajax Amsterdam (chơi 173 trận, ghi 64 bàn) hay PSV Eindhoven (chơi 199 trận, ghi 48 bàn). Ông có 42 trận chơi cho đội tuyển Hà Lan ở giai đoạn 1982 - 1992, ghi 1 bàn.Bên cạnh đó, Vanenburg cũng từng chơi cho FC Utrecht, Cannes, Jubilo Iwata và 1860 Munich. Ông đã thi đấu ở 4 quốc gia (Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản), được đánh giá có vốn kinh nghiệm phong phú, từng tiếp xúc với nhiều trường phái bóng đá khác nhau.Gerard Vanenburg giải nghệ năm 2000 và khởi đầu sự nghiệp huấn luyện với cương vị HLV đội trẻ PSV trong 5 năm. Sau đó, cựu tuyển thủ Hà Lan chuyển đến nhiều CLB, đảm nhiệm các cương vị khác nhau như HLV, trợ lý. Ông được tân HLV Patrick Kluivert lựa chọn vào đội ngũ trợ lý ở đội tuyển Indonesia. Rất có thể, Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) nhắm tới ông Vanenburg để đảm bảo sự tiếp nối về mặt lối chơi và cách vận hành từ U.22 đến đội tuyển quốc gia, khi cả hai đội đều được dẫn dắt bởi các HLV người Hà Lan.Thử thách đầu tiên của HLV Vanenburg cùng U.22 Indonesia là vòng loại U.23 châu Á 2026 (khởi tranh vào tháng 9.2025), khi đội trẻ xứ vạn đảo hướng tới mục tiêu góp mặt ở vòng chung kết. Đến tháng 11, U.22 Indonesia sẽ bước vào chiến dịch quan trọng nhất năm, mang tên SEA Games 33. Sức ép cho HLV Vanenburg tại SEA Games 33 sẽ rất lớn. Ông Indra Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32 và về nhì ở SEA Games 30, nhưng chỉ sau thất bại cùng U.20 Indonesia ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025, HLV kỳ cựu này đã bị chỉ trích dữ dội.Ông Sjafri đã cân nhắc quyết định từ chức, trong khi CNN Indonesia đưa tin PSSI đang tính toán tương lai HLV này, trong đó để ngỏ khả năng sa thải. Trả lời trên báo chí Indonesia, một số chuyên gia bóng đá cho rằng HLV Sjafri đã không làm tròn nhiệm vụ khi U.20 Indonesia chỉ giành 1 điểm sau 3 trận. Tuy nhiên khó trách cựu HLV U.22 Indonesia khi đội trẻ nước này rơi vào bảng đấu quá khó (với U.20 Iran và U.20 Uzbekistan), do đó khả năng gây bất ngờ của U.20 Indonesia gần như là con số 0. Do đó, nếu không bảo vệ thành công tấm HCV ở SEA Games 33, HLV Vanenburg khó giữ ghế. Dù vậy, chất lượng cầu thủ trẻ Indonesia là vấn đề. Khác với đội tuyển Indonesia với sự nâng cấp từ lực lượng nhập tịch, các tài năng trẻ bản địa của Indonesia lại không thường xuyên được ra sân. Cầu thủ U.22 bản địa duy nhất được tin dùng ở đội tuyển Indonesia là Marselino Ferdinan. Những ngôi sao lớn nhất của U.22 Indonesia như Marselino Ferdinan, Rafael Struick, Ivar Jenner hay Justin Hubner đều đang chơi bóng tại châu Âu. Khả năng U.22 Indonesia gọi được những cầu thủ này về đá SEA Games 33 (không thuộc khuôn khổ FIFA Days) là cực thấp. Tại AFF Cup 2024, HLV Shin Tae-yong chỉ gọi được duy nhất Marselino về đá. Các cầu thủ còn lại đều không được đội bóng chủ quản đồng ý trả về đội tuyển. Thiếu các cầu thủ nhập tịch ở châu Âu, Indonesia đã bị loại cay đắng ở vòng bảng, chỉ giành 4 điểm sau 4 trận.Đó là lời cảnh báo cho U.22 Indonesia ở SEA Games 33. Thiếu các cầu thủ nhập tịch, thầy trò HLV Vanenburg không dễ bảo vệ tấm HCV.
Ở mùa giải trước, đội Trường ĐH Trà Vinh thắng thuyết phục 7-1 trước đội Trường ĐH FPT Cần Thơ, qua đó vào đá trận play-off và giành được tấm vé duy nhất vào vòng chung kết giải.Năm nay, tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, lá thăm tiếp tục đưa 2 đội chung nhóm B. Trước lượt trận thứ 2, Trường ĐH Trà Vinh thể hiện được sức mạnh của mình. Ở trận mở màn, đại diện từ Trà Vinh đã có chiến thắng đậm đà 4-0 trước Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, qua đó đang đứng nhất nhóm B với 3 điểm (hiệu số 4/0). Trường ĐH Trà Vinh tiếp tục được xem là ứng cử viên sáng giá nhất cho tấm vé vào VCK cho dù trước giải, đội đã chia tay một số cầu thủ chủ chốt. Lúc này, trong tay HLV Trầm Quốc Nam vẫn còn đó các quân bài quan trọng như Huỳnh Đăng Khoa, Võ Phạm Nhật Duy, Cao Lữ Minh Thuận, cùng chiều sâu đội hình rất đáng gờm. Ở trận đầu tiên, chính Cao Lữ Minh Thuận đã ghi cú hattrick vào lưới Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, qua đó mang về chiến thắng cũng như lợi thế lớn cho đại diện Trà Vinh.Phía đội Trường ĐH FPT Cần Thơ, qua lần thứ 3 dự giải, đội đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể. Ở trận đấu mở màn nhóm B, Trường ĐH FPT Cần Thơ và Trường ĐH Tây Đô đã có màn rượt đuổi tỷ số rất kịch tính. Phải rất khó khăn, Trường ĐH Tây Đô mới có thể giành thắng lợi 3-2. Khá đáng tiếc cho Trường ĐH FPT Cần Thơ khi về cuối trận, thủ môn của đội bị truất quyền thi đấu sau pha phạm lỗi nguy hiểm sát vòng cấm với tiền đạo đội bạn. Thi đấu thiếu người đã khiến Trường ĐH FPT Cần Thơ không thể san bằng cách biệt dù đã rất cố gắng. Với trận thua 2-3, đội Trường ĐH FPT Cần Thơ đang tạm xếp cuối nhóm B.Trường ĐH Trà Vinh cần một chiến thắng để củng cố ngôi đầu nhóm B, còn Trường ĐH FPT Cần Thơ cũng cần thể hiện nhiều hơn để tiếp tục nuôi hy vọng. Mặc dù, xét về thực lực, Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá cao hơn nhưng với lợi thế khán giả nhà, đội Trường ĐH FPT Cần Thơ sẽ không dễ dàng để đội khách áp đảo.
Điểm mặt dàn xe ‘chất chơi’ nhưng ‘khó bán’ tại Việt Nam
Qua đó, Saigon Heat đã cho thấy sức mạnh vượt trội của mình tại VBA 2023. Đội bóng có biệt danh "Ông 30" đã toàn thắng cả 6 trận ở giai đoạn thi đấu tập trung tại Hà Nội và hiện đang đứng đầu trên bảng xếp hạng.